Tin tức > TÀU TRUNG QUỐC RƯỢT ĐUỔI, TẤN CÔNG TÀU VIỆT NAM
Những hành đông phi pháp luật của tàu Trung Quốc :
Tàu Trung Quốc Liên tục trong những ngày qua, trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, tàu Trung Quốc thường xuyên cản trở, tấn công nhiều tàu pháp luật và tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang hành nghề và tuần tra hợp pháp trên biển thuộc lãnh hải của Việt Nam.
Những chiến sỹ cảnh sắt biển và các ngư dân đang đấu tranh để bảo vệ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Những khó khắn và nguy hiểm luôn dình dập với các chiến sỹ khi bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc. Theo lời của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Không cho Quốc gia nào dù lần 1 tấc đất của Việt Nam.
Ngư dân Văn Đức Trai, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), chủ tàu QNG-98308TS vừa từ Hoàng Sa trở về đất liền, liền gọi điện cho chúng tôi nói: “Tình hình bà con ngư dân chúng tôi đánh bắt trên biển ở Hoàng Sa gặp khó khăn quá anh ơi! Ra Hoàng Sa của mình làm mà tàu Trung Quốc cứ rượt đuổi phi lý suốt ngày. Khi phát hiện cá, vừa thả lưới là có ngay Trung Quốc chạy tới quấy phá là lại phải bỏ luồng cá để mà cho tàu chạy né tránh. Chuyến biển này lỗ to luôn. Bức xúc lắm!”.
Đó cũng là tâm sự chung của hàng trăm tàu cá ở Quảng Ngãi lựa chọn ngư trường Hoàng Sa để hành nghề.
Theo phản ánh của ngư dân, Trung Quốc thường xuyên điều động tàu cản trở ngư dân đánh bắt. Không những thế, phía Trung Quốc còn manh động, hành xử thô bạo đối với ngư dân Quảng Ngãi khi làm nghề hợp pháp trên ngư trường Hoàng Sa thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Điển hình cụ thể cho hành vi rượt đuổi, tấn công phi pháp tàu cá ngư dân Việt Nam mà Trung Quốc hành động là trường hợp tàu cá QNg-90205TS của ngư dân Nguyễn Văn Quang, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Tàu vừa cập cảng ngày 18/5, ngư dân Quang cho biết, khi tàu đánh bắt ở Hoàng Sa, bất ngờ bị tàu kiểm ngư Trung Quốc tấn công, đánh đập dã man gây trọng thương cho 2 ngư dân trên tàu (thuyền trưởng Nguyễn Tấn Hải và thuyền viên Nguyễn Hiền Lê Anh).
Trung Quốc liên tục cản trở ngư dân hoạt động ở Hoàng Sa
“Trung Quốc cướp hải sản, máy icom, máy định vị, điện thoại di động, đập phá, cắt đứt hệ thống dây thông tin liên lạc trên tàu của tôi. Hành động của Trung Quốc quá manh động, ức hiếp ngư dân chúng tôi. Bà con ngư dân vô cùng bức xúc trước sự ngang ngược này của Trung Quốc”, ngư dân Quang nói.
“Có tàu còn bị Trung Quốc ném đá bể cả cabin”, ông Nam nói. Nói đoạn, ông Nam kể chi tiết. "Tối ngày 16/5, tàu cá của ngư dân Võ Bá Nha đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc rượt đuổi. Tàu ngư dân Nha chạy tăng tốc tránh né nhưng tàu Trung Quốc vẫn bám theo. Những người trên tàu Trung Quốc còn dùng đá ném thẳng qua phía tàu cá của ngư dân Nha làm vỡ cửa kính cabin tàu. “Tôi đã nói với ngư dân trên tàu cá ngư dân Nha là giữ lại hàng chục hòn đá mà Trung Quốc ném lên tàu để tố cáo hành động ngang ngược của Trung Quốc”, ông Nam nói.
Trong thời gian này, tàu cá QNg-96011TS do ông Huỳnh Tấn Được (xã An Hải, Lý Sơn) chủ tàu kiêm thuyền trưởng cũng bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản gây thiệt hại nặng nề, khiến các ngư dân trên tàu QNg-96011TS không thể tiếp tục ở lại vùng biển Hoàng Sa khai thác, phải chạy vào đất liền sửa chữa tàu.
Ông Nguyễn Thanh Nam, trực đài canh icom xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu cho biết, liên tục nhận được thông tin từ các tàu cá ngư dân địa phương đánh bắt trên biển báo về là Trung Quốc tăng cường hành vi rượt đuổi, cản trở hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Quảng Ngãi trên ngư trường Hoàng Sa.
Phản đối những hàng đồng phi pháp luật của Trung Quốc :
Ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện Lý Sơn cho biết, những ngày gần đây Trung Quốc liên tục gia tăng hành vi cản trở hoạt động đánh bắt của ngư dân ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
“Ngư dân trong nghiệp đoàn nghề cá của chúng tôi vẫn cương quyết bám biển, phất cao cờ ra Hoàng Sa đánh bắt và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bởi vì ngư dân chúng tôi có suy nghĩ rằng, Hoàng Sa là của Việt Nam mà bây giờ chúng tôi không ra đó, ngư dân trong nghiệp đoàn nghề cá An Hải không ra đó đánh bắt, một ngày nào đó con cháu của chúng ta sẽ không còn gì để mà khai thác. Cho nên bằng bất cứ mọi giá ngư dân chúng tôi vẫn ra Hoàng Sa bám biển”, ông Chinh quả quyết.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, thẳng thừng lên tiếng phản đối Trung Quốc: “Nghiệp đoàn nghề cá Bình Châu chúng tôi kịch liệt phản đối hành vi rượt đuổi, đánh đập ngư dân của Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hành động phi pháp này”.
Không giấu được nỗi bức xúc của mình, ngư dân Bùi Ngọc Lượng, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn lên tiếng phản ứng Trung Quốc: “Trung Quốc hành xử đối với ngư dân Việt Nam ngay trong ngư trường truyền thống của bà con ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa như vậy là không chấp nhận được. Hôm rồi, tàu của tôi đi Hoàng Sa cũng bị tàu Trung Quốc cản trở liên tục. Là một ngư dân tôi yêu cầu Trung Quốc không được phép cản trở chuyện đánh bắt của ngư dân Việt Nam ở ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Ngư dân Phạm Tấn Sơn, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn bày tỏ: “Bà con ngư dân chúng tôi dù khó khăn đến mấy, vẫn cứ ra Hoàng Sa bám biển và giữ gìn ngư trường của mình chứ không có bỏ được. Ngư dân chúng tôi mong nhà nước hỗ trợ, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư kịp thời giúp đỡ trên biển để ngư dân yên tâm mạnh dạn vươn khơi”.
Trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam và những căng thẳng luôn diễn ra ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đến nay, hoạt động thường ngày của người dân Quảng Ngãi vẫn diễn ra bình thường. Ngư dân vẫn đang theo dõi sát mọi diễn biến trên biển. Các tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vẫn giương cao lá cờ Tổ quốc rẽ sóng ra Hoàng Sa để khai thác hải sản và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc như một thôi thúc từ bao đời nay.
Hệ thống thông tin liên lạc trên tàu cá ngư dân bị Trung Quốc cắt đứt toàn bộ
Ngư dân Nguyễn Thanh Trà, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa hỏi thăm tình hình ở Hoàng Sa trước khi mở biển đi Hoàng Sa
Ông Nguyễn Thanh Nam (cầm icom) cho biết ngư dân địa phương báo về cho biết là Trung Quốc liên tục cản trở ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa
Ngư dân ở các làng biển Quảng Ngãi bức xúc trước hành vi thô bạo của Trung Quốc khi đập phá, lấy cắp và đánh đập ngư dân trên tàu cá Việt Nam
Tàu ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc o ép nhưng ngư dân bị nạn trở về vẫn quyết tâm ra lại Hoàng Sa mưu sinh và bảo vệ chủ quyền
Ngư dân Bùi Đình Biền, chủ tàu cá QT 90163 TS cho biết: “Tàu của tôi bị Trung Quốc phá hoại tàu và cắt hỏng hầu hết số lưới bùng nhùng khiến tôi thiệt hại hơn 50 triệu đồng. Hiện nay tôi đang phải vay tiền để khắc phục tàu”.
Dù bị thiệt hại nặng sau chuyến biển vừa rồi, nhưng ông Cảm vẫn kiên quyết vươn khơi bám biển. Ông Cảm cho hay: “Giữa biển cả mênh mông, những chiếc thuyền của chúng ta là những “cột mốc sống” để giữ gìn và bảo vệ từng tấc đất của ông cha để lại. Hơn nữa, ngư dân chúng tôi đánh bắt trên ngư trường thuộc chủ quyền của mình, lại có lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư ngày đêm bám biển nên chúng tôi không sợ. Đáng buồn là các tàu Trung Quốc quá liều lĩnh, xem thường dư luận quốc tế, chúng bất chấp mọi thứ để có những hành động cản trở chúng ta. Sắp tới, khi phục hồi xong ngư, lưới cụ, chúng tôi vẫn tiếp tục ra ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt cá”.
Nhiều ngư dân Quảng Trị cho biết, ở ngư trường Hoàng Sa, các loại tàu hàng, tàu kéo, tàu ngầm của Trung Quốc đều có tham gia phá hoại và đe dọa tàu đánh cá của ngư dân. Sau khi phá xong, các tàu của Trung Quốc còn chờ ngư dân ta quay lại thu lưới thì đưa máy quay phim và máy chụp ảnh để ghi lại. Thậm chí, một số tàu của Trung Quốc còn sử dụng ghế, thùng đựng nước để ném vào tàu cá của ngư dân.
Ông Bùi Đình Sành, Trưởng Ban tự quản tàu thuyền Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cho biết: “Trong số các ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ đều phải bỏ ra nguồn kinh phí khá lớn để đầu tư đóng tàu, mua sắm ngư lưới cụ. Việc tàu của ngư dân liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, phá hoại đã khiến họ rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, ngư dân vẫn cương quyết vươn khơi bám biển để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Không vì khó khăn trước mắt mà xa rời biển.